Bí quyết xin visa Schengen mới nhất 2023 - VISA MIHA

Bạn đang mong muốn xin visa du lịch Schengen để có thể cùng bạn bè và người thân đến thăm xứ sở ôn đới mà chưa biết phải làm như thế nào? Bạn không rõ các thủ tục hồ sơ cũng như quá trình xin visa du lịch các nước châu Âu ra sao? Vậy thì bài viết này do Visa Miha tổng hợp được sẽ cung cấp toàn bộ thông tin về visa Schegen mà bạn cần nắm rõ.

1. Bạn đã từng nghe nói đến khu vực Schengen?

Khu vực Schengen là một khu vực mà trong đó có 27 quốc gia hầu hết thuộc khối EU, ngoại trừ Ireland. Khu vực này đã bãi bỏ các đường biên giới giữa các nước để người dân có thể tự do đi lại các nước. Hơn nữa, khu vực này còn nhằm hài hòa giữa các đường biên giới và phòng chống tội phạm khủng bố bằng việc tăng cường hệ thống tư pháp.

2. Khối Schegen bao gồm những quốc gia nào? 

Tính đến năm 2023 thì khối Schengen có 27 quốc gia bao gồm: schengen area eu countries

🇨🇭 Thụy Sĩ

🇸🇪 Thụy Điển

🇪🇦 Tây Ban Nha

🇸🇮 Slovenia

🇦🇹 Áo

🇧🇪 Bỉ

🇨🇿 Cộng hòa Séc

🇸🇰 Slovakia

🇵🇹 Bồ Đào Nha

🇵🇱 Ba Lan

🇳🇴 Na Uy

🇭🇷 Croatia

🇩🇰 Đan Mạch

🇪🇪 Estonia

🇫🇮 Phần Lan

🇳🇱 Hà Lan

🇲🇹 Malta

🇱🇺 Luxembourg

🇱🇹 Litva

🇨🇵 Pháp

🇩🇪 Đức

🇬🇷 Hy Lạp

🇭🇺 Hungary

🇮🇸 Iceland

🇮🇹 Ý 

🇱🇻 Latvia

🇱🇮 Liechtenstein

3. Vậy, với những thông tin trên bạn đã biết Visa Schengen là gì?

Đây là loại visa lưu trú ngắn hạn cho phép bạn đi du lịch đến bất cứ quốc gia nào miễn là nằm trong khối 27 quốc gia thuộc khối Schengen, thời gian lưu trú tối đa chỉ có 90 ngày cho mục đích cá nhân của bạn như du lịch hoặc kinh doanh. 

Visa này rất phổ biến ở châu Âu, cho phép người sở hữu loại visa này tự do đi lại giữa các quốc gia trong 27 quốc gia đó. Tuy nhiên, nếu bạn đến châu Âu với mục đích không phải du lịch hay kinh doanh mà bạn muốn đến đây để học tập, làm việc hayhay sinh sống tại một trong 27 quốc gia này, bạn cần xin visa của chính quốc gia đó nha. 

 

visa schengen

4. Những yêu cầu nhập cảnh đối với những người không phải là công dân EU

Khi đặt chân đến khối khu vực Schengen này, bạn cần phải xuất trình các giấy tờ sau với cơ quan nhân viên nhập cảnh: 

  • Passport còn hạn sử dụng ít nhất 3 tháng sau ngày bạn rời khu vực Schengen.
  • Visa Schengen: Nếu bạn không phải là thành viên công dân của khối khu vực Schegen, các nhân viên quan chức EU sẽ có thể yêu cầu bạn cung cấp thêm các giấy tờ tùy thân, thông tin cá nhân của bạn như chi phí đi lại, bằng chứng về nơi lưu trú, lịch trình chuyến đi, thời gian ở lại trong bao lâu, chi phí sinh hoạt, vui chơi, vé máy bay,…Nhân viên cửa khẩu sẽ dán 1 con dấu nhập cảnh trong hộ chiếu khi bạn bước vào khu vực này. Con dấu này chính là bằng chứng cho phép bạn được nhập khẩu vào đây, nếu không có no bạn sẽ bị phạt tiền nếu nhẹ hoặc nặng hơn là bị giam giữ.

5. Những quốc gia Châu Âu không thuộc khối Schengen nhưng cho phép bạn nhập cảnh

Có 18 quốc gia không thuộc thành viên của khu vực Schengen nhưng họ sẽ cho phép người nước ngoài đến từ các quốc gia không thuộc khối Schengen vào và được cư trú ở nước họ, chỉ cần những công dân này đưa ra visa Schengen của mình với yêu cầu nhập cảnh nhiều lần đúng quy định. Bạn sẽ không cần visa của các quốc gia này cấp để nhập hay quá cảnh, lưu trú trên lãnh thổ của họ.

18 quốc gia này bao gồm:

Anbani

Thổ Nhĩ Kỳ

Serbia

Antigua

Barbuda

Bắc Macedonia

Mexico

Bắc Síp

Bulgara

Columbia

Gruzia

Belarut

Bosnia

Herzegovina

Kosovo

Montenegro

Sao Tome

Rumani

visa Schengen
can-tuan-thu-cac-quy-tac-khi-vao-khoi-schengen-casa-seguro-001

6. Xin visa Schengn ngắn hạn thì quốc gia nào là dễ nhất?

Mỗi quốc gia đều có những yêu cầu riêng về visa của nước họ mà bạn buộc phải đáp ứng khi đặt chân đến quốc gia đó. Quá trình xin visa trải qua nhiều thủ tục, hồ sơ, vì vậy mà bạn nên cần 1 chuyên gia thi thực như VISA MIHA. 

Trước khi muốn xin visa Schengen ở các nước khó thì bạn có thể xin visa ở các nước dễ hơn như Litva, Estonia, Phần Lan, Cộng hòa Séc,..

VISA MIHA nhận thấy rằng để có được tỷ lệ đậu visa Schengen cao nhất, bạn cần lên kế hoạch cho chuyến du lịch của mình đến một trong những quốc gia dễ xin visa hơn trước khi bắt đầu nhập cảnh vào những quốc gia khó xin hơn. 

Nếu bạn cảm thấy thủ tục quá phức tạp và khó hiểu, thì hãy gọi ngay tới hotline 0909 316 529 để được nhận sự tư vấn từ chuyên gia thị thực nhé! 

7. Có bao nhiêu loại Visa Schengen ngắn hạn?

Bạn cần phải có visa Schengen nếu bạn có một trong các mục đích sau:

Kinh doanh, tham gia các sự kiện thể thao, văn hóa, du lịch, quá cảnh, mục đích y tế, thăm người thân, bạn bè và gia đình. 

Loại visa Schengen ngắn hạn phổ biến nhất hiện nay là visa Uniform Schengen loại A, B, C. Visa này sẽ cho bạn quá cảnh tại sân bay và cho phép bạn lưu trú 1 trong 27 quốc gia khu vực Schengen thời gian tối đa 90 ngày trogn vòng 6 tháng. 

  • Visa quá cảnh sân bay – Visa schengen A

Visa này cho phép bạn quá cảnh hoặc chờ chuyến bay tiếp theo của bạn trong khu vực quốc tế của một sân bay nằm ở quốc gia thuộc khối Schegen. Visa này không cho phép bạn nhập cảnh các quốc gia Schengen, chỉ cho phép bạn ở sân bay chờ cho chuyến bay tiếp theo của bạn nếu như lịch trình của bạn bắt buộc phải đi qua sân bay quốc tế để chuyển tiếp cho chuyến tiếp theo đến một quốc gia không thuộc khối Schengen

  • Visa Schengen B

Visa này liên quan đến các chuyến đi kéo dài dưới 5 ngày và được thay thế bằng visa Schengen C 

  • Visa Schengen C

Đây là loại visa lưu trú trong thời gian ngắn hạn phổ biến nhất. Visa này được cấp bởi các Lãnh sự quán của một quốc gia thuộc khu vực Schengen. Visa này cho phép đi lại tự do dưới 3 tháng trong khoảng 6 tháng. 

  • Visa nhập cảnh 1 lần (có in số 1 trên visa)

Visa này chỉ cho phép bạn nhập cảnh vào khối Schengen 1 lần duy nhất. Nếu bạn rời khỏi các quốc gia này, hiệu lưc visa của bạn sẽ hết hạn ngay lập tức dù cho vẫn chưa hết hiệu lực. Vì đây là visa nhập cảnh 1 lần nên được ra vào đúng 1 lần.

  • Visa nhập cảnh 2 lần (có in số 2 trên visa)

Tương tự như visa nhập cảnh 1 lần nhưng bạn được phép ra vào 2 lần. Sau lần thứ 

  • Visa nhập cảnh nhiều lần (có in chữ MULT trên visa)

Visa này cho phép bạn cư trú tối đa 90 ngày trong khoảng 6 tháng. 

Đối với visa nhập cảnh nhiều lần có thể được chia thành các loại visa như sau:

  • Visa Schengen nhập cảnh 1 năm nhiều lần
  • Visa Schengen nhập cảnh 3 năm nhiều lần
  • Visa Schengen nhập cảnh 5 năm nhiều lần.

Nếu bạn cảm thấy thủ tục quá phức tạp và khó hiểu, thì hãy gọi ngay tới hotline 0909 316 529 để được nhận sự tư vấn từ chuyên gia thị thực nhé! 

Tham khảo thêm bài viết: Quy trình và thủ tục xin visa du lịch Ý

 

visa schengen

8. Hồ sơ xin visa du lịch Schengen 

  • Hộ chiếu

Hộ chiếu bạn cần 1 bản gốc và 1 bản photo còn hạn 6 tháng và 2 trang trống, nộp hộ chiếu cũ nếu có. Bản photo trên khổ A4 không cắt.

  • CMND/CCCD: 1 bản gốc và 1 bản sao y công chứng
  • Hình thẻ 4*6 hoặc 3.4*4.5

1 bản gốc và 1 bản sao y công chứng. Yêu cầu là nền trắng, không quá 6 tháng, thấy rõ mặt, vành tai.

  • Hộ khẩu: 1 bản gốc và 1 bản sao y công chứng
  • Giấy đăng ký kết hôn: 1 bản gốc và 1 bản sao y công chứng
  • Giấy xác nhận li dị (nếu có): 1 bản gốc và 1 bản sao y công chứng
  • Sao kê thẻ tín dụng: 1 bản gốc, 6 tháng gần nhất có mộc ngân hàng
  • Giấy xác nhận số dư tiết kiệm: 1 bản gốc có mộc ngân hàng
  • Bảo hiểm du lịch: 1 bản gốc và 1 bản sao y công chứng, tối thiểu trên 30.000 EUR
  • Tài sản nhà đất: 1 bản gốc và 1 bản sao y công chứng
  • Chứng nhận các tài sản khác

Nếu là nhân viên bạn cần chuẩn bị thêm các giấy tờ sau:

  • Hợp đồng lao động: 1 bản gốc và 1 bản sao y công chứng
  • Đơn xin nghỉ phép: 1 bản gốc
  • Sao kê lương ngân hàng/Xác nhận bảng lương: 1 bản gốc
  • Bảo hiểm xã hội: 1 bản gốc

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh: 1 bản gốc và 1 bản sao y công chứng
  • Biên lai nộp thuế: 1 bản gốc và 1 bản sao y công chứng (6 tháng gần nhất)
  • Sao kê tài khoản công ty: 1 bản gốc và 1 bản sao y công chứng (6 tháng gần nhất)
  • Báo cáo tài chính: 1 bản gốc và 1 bản sao y công chứng (năm gần nhất) 

Nếu đã nghỉ hưu:

  • Sổ lương hưu: 1 bản gốc và 1 bản sao y công chứng
  • Thẻ hưu trí: 1 bản gốc và 1 bản sao y công chứng
  • Quyết định hưu trí: 1 bản gốc và 1 bản sao y công chứng

Nếu là học sinh:

  • Giấy khai sinh: 1 bản gốc và 1 bản sao y công chứng
  • Giấy đồng ý cho con đi du lịch: 1 bản gốc và 1 bản sao y công chứng (có mộc của công an phường xác nhận)
  • CCCD/Hộ chiếu của ba mẹ: 1 bản gốc và 1 bản sao y công chứng

Trường hợp nếu dưới 18 tuổi chỉ đi cùng 1 người trong cha mẹ:

  • Đơn đồng thuận: 1 bản gốc có chữ ký của cha mẹmẹ
  • CCCD/CMND hoặc pasport của ba hoặc mẹ: 1 bản sao y công chứng của người không đi cùng
  • Quyết định đổi họ: trong trường hợp có thay đổi

Đối với người mời (người bảo lãnh)

  • Thư cam kết: 1 bản gốc có chữ ký người mời
  • Mẫu đơn bảo trợ: 1 bản gốc có chữ ký người mời
  • Hộ chiếu, thẻ căn cước, bằng lái xe, giấy phép cư trú: bản photo
  • Sao kê tài khoản ngân hàng: 1 bản gốc 6 tháng ngân hàng
  • Thư mời – Đối với người mời có thẻ cư trú dài hạn: 1 bản gốc và 1 bản sao y công chứng có chữ ký của chính quyền địa phương nơi sinh sông và bản photo hợp đồng thuê nhà và hộ chiếu người mời
  • Thư mời – Đối với người mời đã vào quốc tịch: 1 bản gốc và 1 bản sao y công chứng, trong thư mời có chữ ký kèm bản photo hộ chiếu hoặc thẻ căn cước

Lưu ý: Gửi trực tiếp Tất cả bản sao y công chứng 

Và ngoài ra, bạn cần chứng minh giấy tờ cho chuyến đi bao gồm: 

  • Bảo hiểm du lịch
  • Lịch trình chuyến đi: bạn cần phải lên cho mình 1 kế hoạch rõ ràng cho chuyến đi của mình và bố trí chia đều các ngày để làm lịch trình.
  • Thư mời: đây là một bức thư tiếng Anh để bày tỏ mong muốn được đi du lịch và cam kết sẽ tuân thủ mọi quy định của quốc gia đó
  • Vé máy bay

Những lưu ý khi nộp hồ sơ visa Schengen:

  • Bạn cần mang theo tất cả những bản chính để nhân viên LSQ đối chiếu, sau đó họ sẽ trả lại bản chính cho bạn ngay.
  • Tất cả hồ sơ đều in mới và bản sao photocopy trên khổ A4.
  • Với những người trên 70 tuổi, ngoài những giấy tờ cơ bản, hồ sơ xin visa Schengen bắt buộc phải có chứng nhận đủ sức khỏe đi máy bay của bác sĩ nhằm chứng minh được bạn có đủ sức khỏe để thực hiện chuyến đi của mình.

 

visa-schengen

9. Các thủ tục visa Schengen

Ở Việt Nam có 2 trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin visa Schengen là VFS và TLS. 

Trước khi bạn đến nộp hồ sơ tại Lãnh sự quán trực tiếp, bạn phải đặt lịch hẹn online. Đây là điều kiện bắt buộc khi bạn muốn xin visa du lịch châu Âu. Bạn có thể truy cập website https://www.vfsglobal.com/en/individuals/index.html của VFS và website https://fr.tlscontact.com/vn (khi xin visa nước Pháp). Sau khi điền đầy đủ các thông tin liên quan đến bạn, bạn cần in ra và chờ đến ngày nộp hồ sơ thì bạn hãy nhớ đến đúng hẹn. Người châu Âu rất tôn trọng kỷ luật và đúng giờ. Vì vậy bạn nên nhớ quy tắc đấy.

10. Visa Schengen cần bao nhiêu thời gian để xét duyệt ? 

Bạn hãy yên tâm rằng quy trình xét duyệt visa đi châu Âu là diễn ra trong 15 ngày. Khi mà thông tin của bạn chưa rõ ràng và cần được xác minh lại, thời gian của bạn sẽ kéo dài hơn bình thường. 

Để nộp hồ sơ xin cấp visa, bạn cần thanh toán chi phí thị thực, loại phí này dành cho quá trình xét duyệt hồ sơ của cơ quan Lãnh sự quán và phí dịch vụ, loại phí này là việc nộp hồ sơ tại trung tâm tiếp nhận.

11. Lệ phí khi xin visa Schengen là bao nhiêu?

Lệ phí:

Phí visa Schengen từ 12 tuổi trở lên: 80 EURO

Phí visa dành cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi: 40 EURO

Visa cho công dân của liên minh Châu Âu: 35 EURO

Visa cho trẻ em dưới 6 tuổi: miễn phí

Phí dịch vụ VFS bao gồm thuế: 619.000 đồng

12. Nộp hồ sơ xin visa Schengen ở đâu? 

Địa điểm nộp hồ sơ xin visa Schengen:

📌  Tầng 8, tòa nhà Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội

📌 Vincom Center, Tầng 12A, 72 Lê Thánh Tôn & 45 Lý Tự Trọng, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh

13. Kinh nghiệm xin visa Schengen

  • PASSPORT TRẮNG: để đạt được tỉ lệ đậu visa Schengen, tốt nhất là bạn không nên để hộ chiếu trắng. Nếu bạn chưa từng đi nước nào thì bạn vẫn nên chuẩn bị cho mình 1 vài chuyến đi đến các quốc gia Thái Lan, Singaore, Hàn Quốc,…
  • Hồ sơ rõ ràng, minh bạch: Nếu bạn khai trong hồ sơ các thông tin không đúng sự thật, bạn sẽ không bao giờ được phép nhập cảnh vào các nước này vĩnh viễn.
  • 1 số lý do khiến bạn rớt visa Schengen là tài chính của bạn không đủ, thu nhập không cao, không chứng minh được ràng buộc mối quan hệ tại Việt Nam, lịch sử du lịch không có và công việc không ổn định. Vì vậy mà bạn cần chuẩn bị cho mình thật đầy đủ hồ sơ về cả tài chính, công việc và các mối quan hệ của mình.

—————————————————————-
VISA MIHA – NÂNG BẠN VƯƠN TẦM THẾ GIỚI
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ hotline:
☎️ 0909316529
📍 Địa chỉ: Lầu 4 – 756A Âu Cơ Phường 14, quận Tân Bình, Ho Chi Minh City, Vietnam
✉️ support@visamiha.com
🌏 www.visamiha.com

Hoàng Minh Hân

Hoàng Minh Hân có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm dịch vụ visa và thủ tục pháp lý cả trong và ngoài nước, hiện tại đang là một Founder và CEO cho công ty TNHH Dịch vụ Visa MIHA, xây dựng chuỗi dịch vụ visa toàn diện dành cho người Việt Nam và người nước ngoài.
Đồng thời, tôi cũng có kinh nghiệm giải quyết thành công hàng trăm hồ sơ khó cho khách hàng khi xin visa du lịch, thăm thân hay định cư ở các quốc gia Mỹ, Úc, Canada, Châu Âu.

Facebook Zalo
0909 316 529
Liên hệ